Thứ Ba, Tháng 7 1, 2025

Tăng lương nhưng chưa chắc đã vui

Nguyễn Đước (TPHCM) -

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2016/NĐ-CP ngày 14-11-2016 quy định mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1-1-2017 sẽ tăng từ 2,58 triệu đồng đến 3,75 triệu đồng tùy theo vùng, tăng hơn 7% so với mức lương hiện hành. Một khi quy định này được áp dụng thì hàng ngàn doanh nghiệp bắt buộc phải điều chỉnh lại tiền lương theo hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp và điều chỉnh lại mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định mới cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp không thể trốn tránh nghĩa vụ của mình khi mức lương tối thiểu tăng lên, bởi lẽ ngoài việc kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, hiện nay cơ quan BHXH luôn chủ động và sẽ căn cứ vào quy định của Chính phủ để điều chỉnh và thu các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo mức lương mới. Trên thực tế, đằng sau các đợt điều chỉnh mức lương tối thiểu của Chính phủ vào mỗi đợt đầu năm trong thời gian qua là sự băn khoăn, lo lắng của cả giới chủ sử dụng lao động và của rất nhiều người lao động.

Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng vào đầu năm sau dù tỷ lệ tăng cao hay vừa phải cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tăng thêm các khoản chi phí có thể thấy được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, rồi điều chỉnh tăng mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Do vậy, rất có thể có doanh nghiệp sẽ tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất việc tuyển dụng lao động hoặc chọn giải pháp người lao động sẽ “gánh” thêm nhiều việc hơn, hoặc tăng ca…

Bên cạnh đó, trong vài năm nay, hễ mỗi khi nghe tăng lương vào đầu năm, người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thường có tâm lý lo lắng hơn là vui mừng, vì việc điều chỉnh tăng lương chưa sát với tình hình, nhu cầu thực tế. Bởi đằng sau việc tăng lương là việc giá cả “ăn” theo lương tăng, nỗi lo thu nhập giảm sút do doanh nghiệp hạn chế tăng lương định kỳ, rồi lo mất việc làm và thất nghiệp khi doanh nghiệp cắt giảm lao động.

Do vậy việc tăng lương chưa hẳn hoàn toàn là niềm vui cho người lao động trong tình cảnh doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn trong kinh doanh do kinh tế cả nước chưa thoát khỏi trì trệ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

6 điểm đến lý tưởng để ngắm sao trời trên thế...

0
(SGTT) – Ngắm bầu trời đêm đầy sao là trải nghiệm không thể bỏ qua với những người yêu thiên văn. Dưới đây là...

Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Sàn thương mại điện tử B2B xanh đầu tiên tại Việt Nam chính thức ra mắt vào ngày 1-7. Đây là nền...

Từ 1-7-2025, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm không cần...

0
Từ ngày 1-7-2025, người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT, trong đó, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm...

Từ tháng 7, khám ở Bệnh viện FV cũng được BHYT...

0
(SGTT) - Sở Y tế TPHCM và Bảo hiểm Xã hội thành phố vừa chính thức công nhận Bệnh viện FV là cơ sở...

Lượng xe điện lưu hành trên thế giới đạt mốc 55,8...

0
Ngày 27-6, Viện Nghiên cứu năng lượng Mặt Trời và hydro bang Baden-Württemberg (ZSW) của Đức công bố số liệu cho thấy lượng xe...

Công thức bốn món Việt lọt top 100 món ăn từ...

0
(SGTT) - Chả giò tôm thịt, phở tôm, bánh tôm Hồ Tây hay canh chua tôm là những món ăn Việt vừa được chuyên...

Kết nối