Thứ tư, Tháng năm 14, 2025

Khan hiếm sản vật mùa nước nổi

ĐOÀN XÁ -

Đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị vào mùa nước nổi nhưng nhiều sản vật đặc trưng trong mùa này như chuột đồng, cua, ếch, hay sen, súng, điên điển… đều rất ít. Các chợ đặc sản ở khu vực vùng trũng Đồng Tháp Mười rộng lớn cũng không có nguồn hàng để bán.

IMG_0714Sản vật mùa nước nổi hiện ngày càng khan hiếm.

Theo chị Thu Tâm, chủ vựa thủy sản ở chợ Tuyên Nhơn (Thạnh Hóa, Long An), mọi năm vào độ này thì nước bắt đầu về và nhiều sản vật mùa nước nổi xuất hiện, bởi đây là khu vực đầu nguồn nước. “Năm nay nước không quá chân ruộng, lấy đâu ra cá, cua, chuột, ếch. Nhiều mối quen trên Sài Gòn gọi điện đặt hàng mà không biết kiếm ở đâu gửi lên”, chị Tâm nói.

Tương tự, tại chợ chuyên bán đặc sản nằm ven tuyến quốc lộ N2 đoạn gần thị trấn Thạnh Hóa, nơi được coi là khu vực bán nhiều đặc sản nhất vùng Đồng Tháp Mười, cũng không có nhiều hàng. Anh Bình, chủ một sạp bán cá cua, ếch, chuột đồng, nói rằng do năm nay nước về ít nên nguồn thủy sản tự nhiên rất hiếm. “Đến giờ mà bưng đồng vùng trũng nhất Đồng Tháp Mười không có nước tràn về, sông Vàm Cỏ Tây vẫn trong thì coi như không có nước nổi. Cho nên sản vật cũng chẳng có gì nhiều”, anh nhận xét.

Hiện mỗi ngày anh Bình chỉ thu mua được chục ký ốc bươu, rắn nước nhỏ. Trong khi mọi năm, anh cho biết, có ngày thu mua cả mấy chục ký chuột, rắn, vừa đưa về TPHCM, vừa bán cho khách qua đường.

Những năm trước, dọc khu vực chợ ven đường này, cua, ếch, cá đồng, chuột đồng, rắn nước… được bày bán đầy hai bên. Do đây là tuyến đường chạy thẳng lên TPHCM nên khách rất đông, mua bán nhộn nhịp. Tuy nhiên, giờ chỉ lèo tèo khoảng chục sạp mở bán. Sản vật hiếm nên có sạp còn bán cả gà, vịt thay thế và đợi nguồn hàng về.

Là một người dân vùng Đồng Tháp Mười, theo kinh nghiệm của mình, anh Bình nói nếu khoảng tháng 9 lượng mưa khá nhiều mà nước không tràn đồng thì đặc sản chắc chắn không có. “Vì là đặc sản tự nhiên nên chúng cần một thời gian 2-3 tháng để phát triển, sinh sôi, nhưng giờ bưng đồng như những ao vũng nhỏ, bị bờ đê chia cắt thì làm sao cá tôm sinh sôi được”, anh nói.

Anh Tuấn, làm nghề xây dựng ở TPHCM, là người thường xuyên đi lại cung đường này và vẫn hay ghé chợ mua sản vật mùa nước nổi. Nhưng năm nay, anh cho biết, ghé sạp nào cũng không có hàng, hoặc lẻ tẻ vài con chuột đồng nhỏ. “Mọi năm, chuột chỉ chừng hơn trăm ngàn đồng một ký, rắn to cũng chỉ ba bốn trăm ngàn. Còn bây giờ, cá lóc đồng cũng lên đến trăm rưỡi, hai trăm ngàn đồng”, anh nói.

Việc nước nổi không về và những sản vật vùng đồng bằng châu thổ ít đi là một thực tế đã diễn ra. Tuy nhiên, theo người dân ở vùng Đồng Tháp Mười, năm nay tình trạng này dường như trầm trọng hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá 10 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

0
(SGTT) - Trên thế giới, các hồ nước ngọt tự nhiên không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu, lưu trữ nước và...

Các hãng ô tô đối mặt chi phí vận chuyển tăng...

0
(SGTT) - Các nhà sản xuất ô tô châu Âu và châu Á vốn đang chật vật với mức thuế quan cao từ tổng thống...

Bữa trưa đưa cơm với thịt heo luộc lá chanh

0
(SGTT) – Không quá cầu kỳ như các món kho hay chiên, thịt heo luộc lá chanh mang đến hương vị thanh nhẹ nhưng...

Cà phê máy lạnh hút khách mùa nắng nóng

0
(SGTT) - Trong bối cảnh thời tiết nắng nóng gay gắt những tuần qua, nhiều chủ quán cà phê tại TPHCM cho biết lượng...

Tạo cú hích cho du lịch địa phương qua sản phẩm...

0
(SGTT) - Những bộ phim điện ảnh thành công, đặc biệt là khai thác bối cảnh địa phương, thường tạo ra làn sóng du...

Hàng ngàn người cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ...

0
(SGTT) - Chiều tối 13-5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã được cung...

Kết nối