Thứ Năm, Tháng 7 24, 2025

Nhà trường cũng nên “lên” Facebook

VĂN THY HOÀNG -

Hiện nay, mạng xã hội đặc biệt là Facebook được sử dụng tương đối phổ biến trong đời sống hàng ngày của nhiều người. Nhiều học sinh, sinh viên cũng sử dụng Facebook để giao lưu, chia sẻ thông tin với bạn bè, gia đình.

Ở Việt Nam, một số cơ quan, công ty, cũng sử dụng mạng xã hội Facebook để tương tác với cộng đồng. Rõ nhất là Chính phủ đưa trang Facebook mang tên “Thông tin Chính phủ” tại địa chỉ http://www.facebook.com/thongtinchinhphu để người dân xem các thông cáo báo chí, các thông tin về chỉ đạo của Thủ tướng, các Phó thủ tướng, cũng như một số hoạt động của Chính phủ đồng thời đăng các văn bản để mọi người quan tâm, tiếp cận…

Thông qua Facebook này người dân được bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, đóng góp hoặc phản ảnh những bất cập do cơ chế chính sách của Chính phủ đưa ra. Nổi tiếng trong trong số các bộ trưởng về việc sử dụng Facebook để tương tác với cộng đồng là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với Facebook https://www.facebook.com/botruongboyte.vn . Bà Tiến đã có những chỉ đạo kịp thời trong lĩnh vực y tế từ các phản ánh của người dân thông qua Facebook.

Hiện nay trong lĩnh vực giáo dục, các trường đại học đều có trang web và fanpage Facebook để cập nhật thông tin và tương tác với sinh viên, ở một số trường cấp 2, cấp 3 cũng đã làm điều này vì thấy được sự nhạy bén trong việc tương tác trên mạng xã hội. Song mức độ hoạt động của các trường ở bậc học phổ thông chưa nhiều và chỉ mang tính tự phát.

Đối với học sinh phổ thông, mức độ nhận thức các vấn đề xã hội chưa được sâu sắc và ổn định, đặc biệt khi lên mạng xã hội học sinh bộc lộ rất nhiều về cá tính, thậm chí trở thành những “con người ảo”, “anh hùng rơm” trên mạng xã hội.

Vì vậy theo tôi, các trường phổ thông cần đẩy mạnh tương tác trên mạng xã hội để có những định hướng cho học sinh sống chuẩn mực hơn.

Trang fanpage của trường ngoài việc thông báo những thông tin ở trường, tạo cầu nối cho học sinh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tập, còn là nơi để học sinh bày tỏ những bức xúc, góp ý của mình với những người đang công tác trong trường học. Như vậy việc giảng dạy sẽ được tốt hơn, đẩy lùi tiêu cực trong học đường. Có thể thông qua Facebook học sinh mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình, từ đó những người làm công tác giáo dục đổi mới tư duy về cách dạy, cách học trong nhà trường.

Đồng thời trang này cũng nên đăng tải những lời khuyên, những chương trình tư vấn hướng nghiệp, những cuốn sách bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện kỹ năng sống. Qua đó, học sinh thực sự thấy hữu ích với Facebook của trường mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hủ tiếu nấu mọc – món ăn thanh vị cho bữa...

0
(SGTT) - Những sợi hủ tiếu mềm quyện cùng vị nước dùng ngọt thanh, thêm vài viên mọc dai giòn, đủ khiến thực khách...

Bình minh trên ruộng muối Khánh Tường

0
(SGTT) – Cánh đồng muối Khánh Tường thuộc xã Ninh Hải, tỉnh Khánh Hòa (mới), là điểm đến thu hút những người yêu thích...

Ẩm thực kể chuyện: Khi vlog nấu ăn hóa thành ‘phim...

0
(SGTT) - Không chỉ chia sẻ công thức nấu ăn, một số nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, YouTube tại Việt Nam đang...

Bài toán tài chính khi chuyển đổi xe xăng sang điện

0
(KTSG Online) - TPHCM sẽ cần hơn 30.000 tỉ đồng để phát triển hệ sinh thái xe điện hai bánh trong giai đoạn 2025–2029....

10 thành phố du lịch đêm hàng đầu thế giới

0
(SGTT) – Tạp chí Time Out vừa công bố danh sách các thành phố có đời sống về đêm sôi động, hấp dẫn trên...

Chuẩn bị cho kỷ nguyên mới của phát triển kinh tế...

0
(SGTT) - Vào ngày 28-8 tới, Tạp chí Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) sẽ tổ chức sự kiện Phát triển bền vững...

Kết nối