Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Đa dạng hàng bình ổn cho năm học mới

Thời điểm này, trên các kệ hàng từ nhà sách, siêu thị đến các cửa hàng, đồ dùng học tập và sách vở đang được nhiều doanh nghiệp giảm giá. Những nhóm hàng này do doanh nghiệp trong nước sản xuất, tham gia chương trình bình ổn thị trường đối với mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2014-2015 trên địa bàn TPHCM.

Phong phú chủng loại, giảm giá

Tại nhiều nhà sách, hiện giao dịch các mặt hàng phục vụ năm học mới đã bắt đầu sôi động. Các đơn vị phát hành sách kết hợp với các nhà cung cấp đưa ra những chương trình khuyến mãi. Trong đó, hệ thống nhà sách Phương Nam (Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam – PNC) giảm 10% trên giá bìa tất cả các bộ sách giáo khoa và giảm giá 15-30% tất cả các loại sách tham khảo, giảm giá hơn 200 mặt hàng là tập vở PNC, cặp học sinh Hami, Miti; giảm 10-45% đối với học cụ của hơn 50 nhà cung cấp trong và ngoài nước.

Đối với Công ty cổ phần Phát hành sách Sài Gòn (Fahasa), sách giáo khoa, sách tham khảo bán tại nhà sách thuộc Fahasa trên toàn quốc được giảm giá 10%; giảm giá 10-17% với 5 triệu quyển tập học sinh do Fahasa trực tiếp sản xuất và hơn 500.000 dụng cụ học tập khác; giảm giá 10-17% đối với trên 200.000 mặt hàng cặp, ba lô các loại dành cho học sinh của các nhãn hiệu như Mr.Vui, Hami… Nhà sách Sài Gòn cũng giảm giá 20-40% đối với sách giáo khoa, sách tham khảo hoặc một số đồ dùng học tập...

Phụ huynh lựa chọn ba lô cho con em tại cửa hàng Hami, một trong những đơn vị tham gia bán hàng bình ổn thị trường. Ảnh: Thành Hoa
Phụ huynh lựa chọn ba lô cho con em tại cửa hàng Hami, một trong những đơn vị tham gia bán hàng bình ổn thị trường. Ảnh: Thành Hoa

Ngoài số lượng hàng được bán trong hệ thống các nhà sách, siêu thị, nhiều doanh nghiệp cũng bán hàng bình ổn thị trường trên hệ thống đại lý, cửa hàng của mình như VinatexMart, Vĩnh Tiến, Hương Mi (Hami), Minh Tiến (Miti), Mr.Vui…

Chị Hoàng Lan, nhà ở quận 5 (TPHCM), hiện có hai đứa con đang theo học cấp tiểu học và cấp THCS, nhận xét việc giảm giá của các công ty hoặc nhà sách góp phần kích thích người mua chọn hàng sản xuất trong nước nhiều hơn. “Lúc trước, ngay từ đầu hè, tôi phải tranh thủ đưa con mình đi mua sắm cho năm học mới để mua được giá tốt. Bây giờ, nhờ có chương trình bình ổn, tôi có thể đưa con mua sắm bất cứ lúc nào mà không lo giá lên xuống”, chị Lan nói.

[box type="download"] Theo quyết định của UBND TPHCM, chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2014-2015 trên địa bàn thành phố tiếp tục được triển khai với số mặt hàng tăng lên bốn nhóm hàng, bao gồm tập vở, cặp-ba lô-túi xách, đồng phục học sinh và giày, trong đó giày là nhóm hàng mới bổ sung.

Chương trình thực hiện cơ chế giá đảm bảo giá bán hàng trong chương trình bình ổn thị trường phải thấp hơn giá thị trường ít nhất 10-15%. Lượng hàng tham gia bình ổn phục vụ mùa khai giảng năm học 2014-2015 chiếm khoảng 35-40% nhu cầu tiêu dùng của học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố, với số lượng tập học sinh 25,3 triệu quyển, 720.000 bộ đồng phục, 1.255.000 cặp-ba lô-túi xách và 200.000 đôi giày học sinh.[/box]

Đồng phục mua tại trường

Lâu nay nhiều trường học trên địa bàn thành phố đều kết hợp với các cơ sở may để may đồng phục cho học sinh. Các trường đưa mẫu mã hoặc tự thiết kế đồng phục để đặt hàng nhà sản xuất. Theo ghi nhận, hiện đồng phục cho học sinh cấp tiểu học có giá 100.000-120.000 đồng/bộ, cấp THCS 130.000-150.000 đồng/bộ và cấp THPT có giá 250.000-350.000 đồng/bộ.

Có một con nhỏ đang theo học tại một trường THCS ở quận 3, chị Nguyễn Phương cho biết lâu nay mình vẫn chọn hình thức mua đồng phục của trường cho con. “Ngoài việc chọn được quần áo đúng mẫu theo quy định, tôi không mất nhiều thời gian để đưa con đi mua sắm đồng phục”, chị Phương nói.

Theo ghi nhận của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, việc các trường học liên kết với các cơ sở may để sản xuất đồng phục học sinh ảnh hưởng không nhỏ đến các điểm bán lẻ như chợ hay các cửa hàng, siêu thị. Theo nhiều chủ sạp quần áo tại các chợ, đồng phục học sinh ở các chợ chủ yếu đóng hàng đi tỉnh, khó lòng chen chân vào các trường tại TPHCM nên sức tiêu thụ giảm đến 40-50%. Nếu như lúc trước phố bán đồng phục học sinh trên đường Cao Thắng (quận 3) có rất nhiều cửa hàng thì nay con số đó đã thu hẹp dần còn 3-4 cửa hàng kinh doanh rải rác. Hiện các cửa hàng đều giữ nguyên mức giá so với hai năm trước, vào khoảng 65.000-300.000 đồng/bộ (tùy loại và tùy chất liệu). Theo một số nhân viên bán hàng, sức mua năm nay không cao như trước.

Ở một cửa hàng đồng phục học sinh trên đường Cao Thắng, chị Ngân – chủ cửa hàng cho biết, từ năm 2013 đến nay, số lượng bán ra của cửa hàng chị đã giảm đi 50%. Hàng bán được đa số đều cho học sinh ở cấp tiểu học vì có một số trường cấp 1 không yêu cầu mặc đồng phục theo quy định, còn hầu hết mọi người đều mua đồng phục học sinh cho con em mình ở trường. “Một số cửa hàng đóng cửa, một số chuyển sang kinh doanh loại mặt hàng khác như áo thun hay đồng phục công sở, vì các mặt hàng này có nhu cầu cao hơn và đạt lợi nhuận nhiều hơn”.

Nói về thị trường đồng phục học sinh, chị Hương, chủ một cơ sở may đồng phục học sinh lâu năm tại quận Bình Tân cho biết, cơ sở của chị may đồng phục theo mẫu cho các trường vì đơn hàng ổn định, trong khi thị trường bán lẻ thường hay có biến động, doanh thu không cao.

BOX

Theo quyết định của UBND TPHCM, chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng phục vụ mùa khai giảng năm học 2014-2015 trên địa bàn thành phố tiếp tục được triển khai với số mặt hàng tăng lên bốn nhóm hàng, bao gồm tập vở, cặp-ba lô-túi xách, đồng phục học sinh và giày, trong đó giày là nhóm hàng mới bổ sung.

Chương trình thực hiện cơ chế giá đảm bảo giá bán hàng trong chương trình bình ổn thị trường phải thấp hơn giá thị trường ít nhất 10-15%. Lượng hàng tham gia bình ổn phục vụ mùa khai giảng năm học 2014-2015 chiếm khoảng 35-40% nhu cầu tiêu dùng của học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố, với số lượng tập học sinh 25,3 triệu quyển, 720.000 bộ đồng phục, 1.255.000 cặp-ba lô-túi xách và 200.000 đôi giày học sinh.

Ngọc Minh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Siêu thị cam kết giữ giá, khuyến mãi hàng hóa để...

0
Dù giá cả đầu vào vẫn đang tăng nhưng nhiều doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường của TPHCM đã cam...

Nhiều tỉnh thành lên phương án bình ổn thị trường hàng...

0
Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường đối với các mặt hàng thiết...

TPHCM: từ tháng 4-2022, nhiều khả năng thịt và trứng gia...

0
(SGTT) - Các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM đang đối mặt với nhiều khó khăn, vừa phòng chống dịch, chi phí nguyên vật...
mua sắm tết

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Nhìn từ góc độ...

0
Đã đến lúc cần nhìn nhận thực chất hơn quy định liên quan đến “trách nhiệm sản phẩm”, vốn là gốc rễ của quan...

Chương trình khuyến mãi tập trung năm 2021 chính thức khởi...

0
(SGTT) - Ngày 15-11, chương trình khuyến mại tập trung 2021 với tên gọi “Shopping Season 2021” chính thức được khởi động với chủ...

Phải đảm bảo đủ thịt heo trong dịp Tết Nguyên đán

0
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký và ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp...

Kết nối