Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024

Làm sao để tiêu chí an toàn du lịch không trở thành rào cản?

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực từ giao thông vận tải, tổ chức biểu diễn, ăn uống đến vui chơi giải trí, an ninh trật tự... Cho nên, tiêu chí “đảm bảo an toàn” không chỉ là sự ưu tiên hàng đầu của ngành du lịch mà còn là nhu cầu thiết thân đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, môi trường.

Một góc cảnh mua bán trên chợ nổi Cái Răng, nơi du khách đang rất cần an toàn trong du lịch. Ảnh: Huỳnh Kim

Việt Nam là một điểm đến an toàn và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) may mắn là vùng có ít ca lây nhiễm qua cả hai đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Nhưng thành tích đã qua không phải là sự đảm bảo chắc chắn cho sự an toàn bền vững. Chỉ cần chủ quan, lơ là, bỏ qua các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, nhất là ở những giai đoạn nhạy cảm, thì chắc chắn chúng ta sẽ phải trả giá. Đợt bùng phát dịch bệnh trở lại vào tháng 7 vừa qua tại Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung là bài học mà các nhà quản lý và người làm du lịch ở ĐBSCL cần rút kinh nghiệm.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến tất cả các ngành, lĩnh vực từ giao thông vận tải, tổ chức biểu diễn, ăn uống, vui chơi giải trí, an ninh trật tự... Cho nên, tiêu chí “đảm bảo an toàn” không chỉ đặt ra đối với ngành du lịch là trước tiên, mà nó còn là nhu cầu thiết thân đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, môi trường.

Nhu cầu an toàn du lịch đang đặt ra các yêu cầu: Một là, sự hợp lực với cách tiếp cận hệ thống, thực hiện theo chuỗi. Hai là, an toàn du lịch phải có tiêu chí rõ ràng, dễ thực hiện. Ba là, tiêu chí an toàn du lịch cần công nghệ để thực thi hiệu quả.

Câu hỏi đầu tiên đặt ra cho tất cả chúng ta là, có mâu thuẫn hay không khi đặt vấn đề “kích cầu du lịch” nhưng lại đặt ra “tiêu chí an toàn” kiểm soát, thậm chí có phần hạn chế du khách và người kinh doanh du lịch?

Du lịch an toàn cần được liên kết theo không gian, sản phẩm du lịch và tiếp cận hệ thống, theo chuỗi du lịch (vận tải - lữ hành, điểm đến - lưu trú và các hoạt động kết hợp trong chuỗi).

Nếu không phải quyết được yêu cầu hệ thống kết nối, thì chỉ một địa phương, một khâu trong chuỗi du lịch không an toàn sẽ làm mất an toàn hệ thống và làm mất đi hình ảnh “du lịch an toàn” của vùng ĐBSCL.

An toàn du lịch không thể là cảm tính mà cần được lượng hóa bằng các tiêu chí rõ ràng, dễ thực hiện. Vừa qua, một vài địa phương đã nỗ lực ban hành tiêu chí du lịch an toàn là rất đáng ghi nhận.

Nhưng, hoặc là các tiêu chí này quá nặng về “an toàn dịch tễ” mà không có cơ chế “tự động chuyển đổi”, nên khi tình hình dịch bệnh diễn biến tốt hơn, nó đã trở nên nặng nề, hoặc khi dịch bệnh diễn biến xấu đi, lúc cần thì các tiêu chí sẽ không phát huy đủ tác dụng góp phần kiểm soát dịch bệnh.

Muốn thực thi các tiêu chí du lịch hiệu quả, phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phát huy các giá trị văn hóa, ẩm thực, ý thức an toàn mà không quá cứng nhắc làm mất đi sự hiếu khách mở lòng của văn hóa bản địa miền Tây Nam bộ.

Cần ưu tiên thực hiện các nội dung: số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú; kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến; khuyến khích các mô hình check in, đo thân nhiệt tự động để tạo cảm giác thoải mái cho du khách mà vẫn đảm bảo an toàn.

Các tiêu chí an toàn du lịch sẽ không trở thành rào cản, điểm vướng chân du khách, làm khó cho người kinh doanh du lịch khi nó thực sự đảm bảo an toàn, vừa được thực thi nghiêm túc, vừa linh hoạt ứng phó trước các cấp độ diễn biến của dịch bệnh: “bình thường, báo động, nghiêm ngặt”.Và khi dịch bệnh chuyển biến tốt, thì có thể tự động chuyển đổi sang “trạng thái bình thường mới” một cách linh hoạt mà không phụ thuộc bởi quá nhiều tầng nấc, nhiều cấp, nhiều ngành có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục hành chính nặng nề.

Trần Hữu Hiệp

Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL

(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tour du lịch thích ứng thời tiết: Không nên chỉ là...

1
(SGTT) – Theo nhận định từ một số chuyên gia du lịch và đơn vị lữ hành, sản phẩm du lịch thích ứng với...

Tour du lịch thích ứng thời tiết tại miền Trung

2
(SGTT) - Tình hình mưa lũ ngày càng diễn biến phức tạp đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành du lịch. Tuy nhiên,...

Du lịch miền Bắc ảnh hưởng nặng nề vì bão lũ

0
(SGTT) - Bão Yagi không chỉ gây ra những tổn thất nặng nề về người và của, mà còn khiến ngành du lịch miền...

Loạt tour du lịch miền Bắc bị hoãn, hủy do ảnh...

0
(SGTT) – Ghi nhận tại một số doanh nghiệp lữ hành, bão Yagi và hệ quả sau bão đã khiến nhiều tour du lịch...

Sáng kiến Điểm đến An toàn đồng hành cùng các điểm...

0
(SGTT) - Chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn (do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành) đang cùng...

Bảo tồn động vật hoang dã, nền tảng cho du lịch...

0
SGTT) – “Không tiêu thụ, mua bán, biếu tặng các loài động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là thịt thú rừng...

Kết nối