Thứ ba, Tháng mười một 26, 2024

4 xu hướng thương mại điện tử nổi bật

(SGTT) - Thương mại điện tử đang trên đà phát triển và điều cần thiết đối với một thương hiệu là phải nắm bắt được những xu hướng mới và tận dụng chúng để tối đa hóa sự tăng trưởng kinh doanh của thương hiệu.

Thập niên 2010 sắp sửa khép lại, đồng nghĩa với một kỷ nguyên hoàn toàn mới của các xu hướng, công nghệ và sự bất ngờ đang đợi chúng ta ở phía trước. Dưới đây là những dự báo về những xu hướng thương mại điện tử có thể “cất cánh” mạnh mẽ trong năm tới 2020 mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, nên để mắt tới.

Thương mại di động trỗi dậy

Hiện tại, châu Âu đang dẫn đầu trong lĩnh vực thương mại di động. Theo một cuộc nghiên cứu mới, 67% lưu lượng hoạt động mua sắm trực tuyến tại châu lục này thông qua điện thoại di động. Điều này không có gì lạ vì nhờ sự cải thiện của các ứng dụng mua sắm và tính năng mua sắm trong các ứng dụng. Tỷ lệ này tại Mỹ là 59%.
Theo một bản báo cáo mới của trang Power Retail (Úc), chỉ có 6% số nhà bán lẻ trực tuyến cung cấp ứng dụng. Dù vậy, điều này sẽ thay đổi vào năm 2020. Ứng dụng và thương mại di động được dự báo là sẽ bùng nổ trong bối cảnh có đến 82% lượng người mua sắm trực tuyến sử dụng điện thoại thông minh. Điều đáng chú ý là phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một “thánh địa” cho người mua sắm trực tuyến. Trong thời gian tới, nền tảng Instagram Shopping (mua sắm trên Instagram) được cho là một bước tự nhiên tiếp theo cho các nhà bán lẻ trực tuyến.

Tự động hóa quá trình robot

Khi thế giới tiếp tục nắm bắt công nghệ, những người làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng không đứng ngoài xu hướng này. Việc tự động hóa các quy trình có thể dẫn đến cảm giác một robot đang “chiếm công việc” của bạn. Thực tế là xu hướng này có thể giúp hợp lý hóa một quy trình nào đó, từ đó giúp nhân viên có cơ hội làm tốt hơn những công việc khác.
Từ kho hàng đến dịch vụ khách hàng, có rất nhiều cách để cải thiện các tác vụ đơn điệu. Các nền tảng như UIPath và SamTechnology giúp giảm bớt gánh nặng mà các nhà bán lẻ sẽ cảm thấy với sự gia tăng không ngừng của số lượng người mua hàng trực tuyến. Giờ là lúc các nhà bán lẻ phải nắm bắt xu hướng mới này.

Tạm biệt chiến lược PurePlay

Với sự gia tăng của các nền tảng đa kênh, đã đến lúc chia tay các chiến lược PurePlay (chỉ bán hàng, dịch vụ qua Internet). Các nhà bán lẻ sẽ xóa mờ ranh giới giữa cửa hàng truyền thống và cửa hàng trực tuyến. Nhờ vậy, khách hàng sẽ có nhiều phương thức mua sắm khác nhau, chứ không chỉ thông qua các phương thức truyền thống hiện có. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, 73% số người mua sắm sử dụng nhiều kênh để hoàn tất hành trình mua sắm.

Biết rõ người mua thông qua sự cá nhân hóa

Đây là xu hướng đã tồn tại được nhiều năm và có lý do cho điều này. Phương tiện truyền thông xã hội đã tạo ra tính cách cho mỗi một thương hiệu và khách hàng mong đợi điều tương tự khi mua hàng trực tuyến. Nếu muốn thực sự thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, điều quan trọng là cá nhân hóa nội dung của mình.

Một bản nghiên cứu mới cho thấy 33% số người mua sắm sẽ “bỏ rơi” một thương hiệu do thiếu yếu tố cá nhân hóa, như đề xuất các mặt hàng tương tự các sản phẩm khách hàng tiềm năng từng tìm kiếm hoặc gửi e-mail thông báo mỗi khi sản phẩm họ yêu thích được bán. Những cách thức tuy nhỏ nhưng hiệu quả này có thể tối đa hóa cảm giác tin tưởng và trung thành giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Tóm lại, thương mại điện tử đang trên đà phát triển và điều cần thiết là một thương hiệu nắm bắt những xu hướng trên và tối đa hóa sự tăng trưởng của mình.

Minh Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Một nhà bán hàng B2B Việt được Alibaba.com tôn vinh

0
(SGTT) - Bà Xuân Hải Yến, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Proline được Alibaba.com vinh danh là nhà...

Vì sao độ nhận diện thương hiệu sản phẩm OCOP vẫn...

0
(SGTT) - Các sàn thương mại điện tử đang hỗ trợ người bán sản phẩm OCOP đẩy mạnh bán nông sản, cộng thêm vào...

ShopeePay bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử...

0
(SGTT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ShopeePay do không...

Vì sao Temu tới Việt Nam?

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam ước đạt 14,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2024, trong đó, sản...

Temu và lỗ hổng quảng cáo

0
(SGTT) - Luật Quảng cáo hiện hành quy định rõ tại điều 20 về điều kiện quảng cáo: “Quảng cáo về hoạt động kinh...

Nhà sản xuất nhỏ ‘liêu xiêu’ trước làn sóng hàng giá...

0
(SGTT) - Các cơ sở gia công sản xuất tiêu dùng trong nước ngày càng bị đuối sức và “thoi thóp” trước làn sóng...

Kết nối