Thứ sáu, Tháng hai 21, 2025

4 bài tập tại nhà giúp cải thiện tình trạng cổ rùa

(SGTT) - Được coi là căn bệnh của “người hiện đại”, hội chứng gù cổ (cervical kyphosis), hay còn gọi là hội chứng cổ rùa, thường xảy ra do thói quen ngồi sai tư thế khi làm việc với máy tính hoặc sử dụng điện thoại trong thời gian dài. Tư thế này kéo dài không chỉ gây đau nhức vùng cổ - vai - gáy mà còn có thể dẫn đến thoái hóa đốt sống, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và hệ thần kinh.

Nguyên nhân và tác hại không ngờ vì hội chứng cổ rùa

Hội chứng cổ rùa là hệ quả từ sự mất cân bằng cơ bắp do tư thế sai kéo dài. Khi lưng cong về phía trước, khung chậu cũng dịch chuyển, làm cột sống mất đi đường cong tự nhiên. Sự thay đổi này làm thay đổi trọng tâm cơ thể, buộc đầu và cổ phải đẩy ra trước để giữ tư thế ổn định, khiến các nhóm cơ vùng cổ chịu áp lực lớn.

Áp lực kéo dài khiến các cơ bị căng cứng, mất độ đàn hồi, làm tăng nguy cơ đau nhức và rối loạn vận động. Không chỉ gây khó chịu vùng cổ vai gáy, hội chứng cổ rùa còn có thể dẫn đến thoái hóa cột sống, chèn ép dây thần kinh và suy giảm tuần hoàn máu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nếu không được can thiệp kịp thời.

Phương pháp tập luyện giúp cải thiện tình trạng cổ rùa

Để khắc phục gù cổ, cần kết hợp các bài tập giúp giãn cơ và tăng cường sức mạnh vùng cổ, vai, cột sống ngực và khung chậu.

Bài tập kéo cằm khi nằm ngửa

Bài tập kéo cằm khi nằm ngửa giúp giảm áp lực lên cột sống cổ và cải thiện độ linh hoạt của cơ vùng cổ. Người tập nằm thẳng trên mặt phẳng, thả lỏng cơ thể, ngửa đầu ra sau hết mức để kéo căng vùng cổ. Sau đó, từ từ kéo cằm về phía ngực, giữ trong 5 giây rồi thả lỏng. Thực hiện đều đặn giúp thư giãn cơ cổ, giảm căng cứng và hỗ trợ điều chỉnh tư thế hiệu quả.


Bài tập xoay vai khi nằm nghiêng

Bài tập này giúp mở rộng phạm vi chuyển động của vai và cột sống ngực, đồng thời giảm căng cơ vùng vai gáy. Khi nằm nghiêng, thực hiện co nhẹ đầu gối, một tay đỡ đầu, tay còn lại xoay tròn theo vòng rộng, di chuyển cả về phía trước và phía sau cơ thể. Tuy đơn giản nhưng bài tập này giúp cải thiện độ linh hoạt của khớp vai, giảm đau mỏi do tư thế sai.

Bài tập điều chỉnh khung chậu khi ngồi

Bài tập điều chỉnh khung chậu khi ngồi giúp duy trì đường cong tự nhiên của cột sống, giảm áp lực lên lưng và cổ. Khi ngồi trên mép ghế, giữ lưng thẳng, mắt hướng về phía trước, từ từ nghiêng khung chậu về phía sau để giãn vùng thắt lưng, sau đó đưa khung chậu ra trước để duy trì tư thế chuẩn.

Bài tập xoay cột sống ngực

Bài tập này giúp cải thiện độ linh hoạt của cột sống, giảm căng cứng vùng vai gáy. Khi đứng thẳng, hai tay dang ngang, người tập xoay thân trên bằng cách đưa một tay bắt chéo qua ngực về phía đối diện, tay còn lại vươn ra sau. Động tác này cần thực hiện chậm rãi, kết hợp với nhịp thở đều và giữ vai thả lỏng để đạt hiệu quả tối ưu.


Theo Health.chosun

 

Trang Nguyen

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Làm gì để không gặp biến chứng khi lỡ ‘lơ là’...

0
(SGTT) - Theo ghi nhận từ khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nội tiết Trung ương), trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ đã có...

Lợi ích sức khỏe và những điều cần lưu ý khi...

0
(SGTT) - Kombucha là một loại trà lên men từ trà đen hoặc trà xanh, có hương vị chua nhẹ và chứa nhiều khí...

Những mục tiêu cho sức khỏe tốt hơn sau tết

0
(SGTT) - Sau thời điểm "thả ga" ngày tết với chuyện ăn uống, bia rượu hay thức đêm, bạn cần lên mục tiêu cho...

Thải độc cơ thể sau Tết: Làm sao để hiệu quả?

0
(SGTT) - Sau Tết, nhiều người cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nặng nề do thói quen ăn uống không khoa học. Để giúp...

Có nên ‘sợ’ rắn?

0
(KTSG Online) - Rắn cũng như nhiều loài động vật khác ở Việt Nam đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng, cần được...

Bí quyết giữ cân trong mùa Tết Ất Tỵ 2025

0
(SGTT) - Tết là thời điểm của những bữa ăn linh đình, bánh chưng, bánh tét và vô số món ăn ngon khó cưỡng....

Kết nối