Thứ Năm, Tháng 7 17, 2025

150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam

(SGTT) - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khoảng 150 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, xi măng, nhiệt điện sẽ được đưa vào danh sách tham gia thị trường carbon giai đoạn thí điểm từ tháng Sáu tới.
Khoảng 150 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, xi măng, nhiệt điện sẽ tham gia thị trường carbon giai đoạn thí điểm từ tháng 6 tới. Ảnh minh họa: TL

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, cùng chung “làn sóng” chuyển dịch xanh của thế giới, Việt Nam đã chủ động thành lập thị trường carbon. Trong đó, từ tháng 6-2025 đến hết năm 2028 là giai đoạn vận hành thí điểm; từ năm 2029 sẽ vận hành chính thức trên toàn quốc, TTXVN đưa tin.

Để vận hành thị trường carbon đạt hiệu quả, khoảng 150 doanh nghiệp (là các cơ sở phát thải lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, xi măng, nhiệt điện) sẽ được đưa vào danh sách tham gia thị trường carbon giai đoạn thí điểm từ tháng Sáu tới.

Theo đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ sau Hội nghị COP26, “luật chơi” mới về thương mại đầu tư toàn cầu đã được xác lập. Theo đó, thị trường tín chỉ carbon được các quốc gia xây dựng và hoạt động, với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.

Đến nay, trên thế giới đã có khoảng 90 quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng khoảng 110 công cụ định giá carbon. Tính riêng trong năm 2024, các công cụ định giá carbon này đã kiểm soát hơn 12,8 tỉ tấn CO2 tương đương. Riêng thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí có 36 nơi áp dụng, chiếm 19% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Tại Việt Nam, khối doanh nghiệp cũng đã sẵn sàng tham gia thị trường carbon. Theo thống kê, từ đầu những năm 2000 đến nay, Việt Nam đã duy trì việc tham gia lâu dài vào các tiêu chuẩn tín chỉ carbon. Tính đến tháng 3-2025, Việt Nam có 274 dự án được đăng ký theo Cơ chế Phát triển Sạch, 45 dự án theo tiêu chuẩn carbon đã được xác minh (VCS) và 58 dự án theo tiêu chuẩn Vàng (GS). Tổng cộng, các dự án này đã giúp giảm hơn 60 triệu tấn CO2 tương đương.

Mới đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Cục Biến đổi khí hậu cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát để nhận diện mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường carbon tự nguyện, ở bốn ngành trọng điểm, gồm sản xuất lúa gạo, sản xuất thực phẩm và đồ uống, chăn nuôi và quản lý chất thải.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm đồ uống, 50% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 40% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý chất thải và 10% doanh nghiệp sản xuất lúa gạo đã kiểm kê khí nhà kính.

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp giảm phát thải cao như tiết kiệm điện, sử dụng, năng lượng tái tạo, trồng cây và các biện pháp đặc thù ngành.

Thùy Linh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hà Nội lên kế hoạch ‘xanh hóa’ 450.000 xe máy trong...

0
(SGTT) - Hà Nội lên kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi khoảng 450.000 xe máy chạy xăng trong Vành đai 1, đồng thời phát...

TPHCM hướng đến hạn chế xe phát thải cao theo khu...

0
(SGTT) - TPHCM đang nghiên cứu hạn chế phương tiện giao thông phát thải cao tại những khu vực đang có nguy cơ cao...

Thuế nhập khẩu ưu đãi cho ô tô thân thiện với...

0
(SGTT) - Nghị định 199/2025/NĐ-CP sửa đổi điều kiện về sản lượng tối thiểu để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu...

Muốn được công nhận ‘xanh’, dự án đầu tư cần gì?

0
(SGTT) - Theo quy định, dự án đầu tư được xác nhận thuộc danh mục phân loại xanh phải đáp ứng 2 tiêu chí. ...

Việt Nam hướng đến trở thành trung tâm xuất khẩu điện...

0
(SGTT) - Mặc dù là quốc gia đang nhập khẩu điện từ Lào nhưng Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia xuất...

Lần đầu tiên Việt Nam có sàn thương mại điện tử...

0
(SGTT) - Sàn thương mại điện tử B2B xanh đầu tiên tại Việt Nam chính thức ra mắt vào ngày 1-7. Đây là nền...

Kết nối