Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

10.000 tỉ đô la đầu tư cho mục tiêu Net-Zero cần được bảo hiểm

(SGTT) -  Ít nhất 10.000 tỉ đô la Mỹ mà các doanh nghiệp trên toàn cầu đã cam kết tài trợ cho lộ trình hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng carbon về mức zero (Net-Zero) cần được bảo hiểm. Nếu không nhận được chính sách bảo hiểm phù hợp cho các rủi ro, doanh nghiệp có thể ngần ngại thực hiện các cam kết này.
Các doanh nghiệp đầu tư cho các dự án hướng đến mục tiêu Net-Zero cần phát triển mối quan hệ với các hãng bảo hiểm để có thể tiếp cận nguồn lực khan hiếm của họ. Ảnh: Đô Đô

Báo cáo chung mới đây của hãng môi giới bảo hiểm Howden và hãng tư vấn quản lý Boston Consulting Group (BCG) cho biết, ít nhất 10.000 tỉ đô la trong các cam kết đầu tư khử carbon ở các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng, giao thông đường bộ và xây dựng trên toàn cầu với tổng trị giá 19.000 tỉ đô la giai đoạn 2023-2030 cần được bảo hiểm. Các dự án này bao gồm trang trại điện gió, điện mặt trời.

Ngành bảo hiểm có thể là “nhân tố thay đổi cuộc chơi” trong việc giải phóng tài chính khí hậu với tốc độ và quy mô cần thiết, báo cáo nhận định.

Rowan Douglas, CEO của bộ phận khí hậu ở Howden cho biết, báo cáo này có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh về vai trò quan trọng của ngành bảo hiểm trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và những thách thức mà vấn đề này đặt ra.

Ông nhận xét, bảo hiểm là nền tảng tài chính cần thiết để giảm thiểu rủi ro đầu tư và thu hút thêm vốn tài trợ cho quá trình chuyển đổi khí hậu. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải phát triển quan hệ đối tác lâu dài với các công ty bảo hiểm để chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn và niềm tin chung. Đồng thời các bên tối ưu hóa khả năng tiếp cận nguồn năng lực bảo hiểm khan hiếm trong tương lai.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách ngày càng tập trung vào vai trò hỗ trợ của ngành bảo hiểm trong nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ cần thiết cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Nhưng họ đang hoài nghi về việc liệu ngành này có đủ năng lực để giải quyết những rủi ro phức tạp của các dự án đầu tư cho khí hậu.

Các công ty bảo hiểm đã cung cấp thêm loại hình bảo hiểm mới trong nhiều lĩnh vực như xe điện, xe chạy bằng nhiên liệu hydro, điện gió xa bi. Họ có kế hoạch mở rộng bảo hiểm sang các công nghệ khí hậu mới hơn.

Nhưng họ cũng chịu áp lực phải thận trọng về mức độ rủi ro mới mà họ đối mặt trong những lĩnh vực thiếu dữ liệu lịch sử về tổn thất. Khi xây dựng chính sách bảo hiểm, họ cần dựa vào dữ liệu tổn thất trong từng ngành cụ thể để đưa ra mức phí phù hợp.

“Các công nghệ năng lượng mới đang thúc đẩy sự đổi mới, dẫn đến tính rủi ro cao, vì vậy khó bảo hiểm hơn. Nếu tình trạng thiếu năng lực xảy ra, có khả năng các công ty bảo hiểm chỉ tập trung vào những lĩnh vực mà họ hiểu rõ và mang lại nhiều lợi nhuận hơn”, ông Rowan Douglas nói.

Ngành bảo hiểm cũng đang hợp tác chặt chẽ với các các công ty năng lượng xanh để giảm thiểu rủi ro của các công nghệ và dự án mới. Chẳng hạn, họ nhất trí điều chỉnh vị trí của các tấm pin mặt trời khi thời tiết xấu sắp xảy ra sau một số đợt thiệt hại nặng nề do mưa đá gần đây.

Các tác giả báo cáo của Howden và BCG không kỳ vọng bảo hiểm cung cấp cho các dự án nhiên liệu hóa thạch sẽ suy giảm mạnh vào cuối thập niên này, giúp giải phóng năng lực của ngành này để bảo hiểm cho các dự án xanh.

Báo cáo lưu ý, tổng doanh thu phí bảo hiểm cho khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai sẽ tăng 50% vào năm 2030, lên 200-250 tỉ đô la Mỹ khi tổn thất từ các biến cố khí hậu, mức độ tiếp xúc với rủi ro khí hậu của doanh nghiệp và nghĩa vụ công bố thông tin liên quan ngày càng tăng. Trong khi đó, chính phủ đang chuyển rủi ro bảo hiểm khí hậu sang khu vực tư nhân

Theo báo cáo, những căng thẳng này sẽ gây áp lực chưa từng có lên các hệ thống bảo hiểm trên toàn cầu và không có gì đảm bảo nhu cầu sẽ được đáp ứng.

Khánh Lan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Techcombank ra mắt thẻ giúp người dùng theo dõi lượng khí...

0
(SGTT) - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa ra mắt thẻ thanh toán Visa Eco, chiếc thẻ giúp người dùng theo...

80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí...

0
(SGTT) - 80 cơ sở sản xuất xi măng phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần về...

Xe máy đang lưu hành chưa bắt buộc kiểm định khí...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, thay vì bắt buộc từ đầu năm 2025, việc kiểm định khí thải đối...

“Xanh hóa” thị trường trang sức: nhìn từ Thái Lan

0
(SGTT) – Vài năm qua, ngành trang sức và đá quý Thái Lan tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, thông qua nhiều chứng...

Cùng nhập cuộc để tăng tốc cho nền kinh tế Net...

0
Ngày 19-9 tới đây, sự kiện Phát triển bền vững 2024 với chủ đề “Tăng tốc cho nền kinh tế Net Zero” sẽ diễn ra tại...

Bàn cách xác định ‘dấu chân’ carbon để hướng đến du...

0
(SGTT) – Xác định "dấu chân" carbon, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và đảm bảo lợi ích cho cộng đồng...

Kết nối