Thứ sáu, Tháng tư 25, 2025

Nhiều hoạt động đón chờ du khách dịp lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh, Sóc Trăng

(SGTT) - Cùng với Chol Chnam Thmay, Sene Dolta, Ok Om Bok là một trong ba lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer miền Tây Nam Bộ, được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia.

Ok Om Bok là lễ hội mang đậm màu sắc văn hóa của đồng bào Khmer, được tiến hành ở các phum sóc, trong từng ngôi chùa và hiện nay đã mở rộng trên quy mô toàn tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Trong lễ Ok Om Bok lưu giữ nhiều điệu múa cổ truyền và nền âm nhạc truyền thống của người Khmer. Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển

Là lễ hội lớn nhất tỉnh Trà Vinh, Ok Om Bok được tỉnh tổ chức long trọng hằng năm. Năm nay, lễ hội diễn ra từ 21 đến 27-11, gồm 17 hoạt động. Trong đó có nhiều hoạt động nổi bật như tổ chức không gian Ẩm thực Nam bộ, trải nghiệm con đường bích họa tại Làng văn hóa du lịch Khmer, biểu diễn múa rối nước, đua ghe Ngo... Theo đó, có 8/17 hoạt động được tổ chức tại Khu Văn hóa, Du lịch Ao Bà Om - một thắng cảnh nổi tiếng khi nhắc đến Trà Vinh.

Dịp này, tại Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Khmer cũng tổ chức triển lãm, trưng bày các hiện vật, trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh. Năm 2023, bảo tàng đã tiếp nhận 278 hiện vật tiêu biểu có giá trị về lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam và tỉnh Trà Vinh do các nhà sưu tập, người dân và các tổ chức trong, ngoài tỉnh trao tặng.

Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển

Năm nay, lễ hội Ok Om Bok tại Sóc Trăng sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 25 đến 27-11, gồm các hoạt động chính gồm Liên hoan Ẩm thực đường phố "Hương vị Sóc Trăng" lần 5 năm 2023, tổ chức xác lập Kỷ lục Guiness Việt Nam đối với bức tranh lớn nhất Việt Nam được làm từ gạo ST, trình diễn Lôiprotip (thả đèn nước) - ghe Cà Hâu và lễ cúng Trăng.

Đặc biệt, giải Đua ghe Ngo sẽ diễn ra vào ngày 26 và 27-11 tại khán đài đường đua ghe Ngo, thành phố Sóc Trăng là "điểm nhấn" thu hút du khách của lễ hội.

Đăng Huy tổng hợp

Theo Vietnamplus, Báo Điện tử Đảng Cộng sản

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiếc thay tiếng hò sông Hậu đã đi vào dĩ vãng

0
(SGTT) - Một thời, vào những đêm trăng thanh gió mát, tiếng hò huê tình vang vọng trên sông Hậu, sông Cần Thơ, cất...

Những kỷ vật gắn với ngày 30-4-1975 tại Bảo tàng Lịch...

0
(SGTT) – Chiếc xe tăng T54B mang số hiệu 843, xe Jeep số 15770, cùng bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh”......

Dấu xưa nơi làng cổ Cự Đà

0
(SGTT) - Làng cổ Cự Đà hình thành cách đây hơn 400 năm. Trải qua bao biến động thăng trầm, ngôi làng vẫn giữ...

Tour đặc biệt dành cho cựu chiến binh thăm lại TPHCM...

0
(SGTT) - Các cựu chiến binh sẽ có dịp thăm lại những địa danh lịch sử như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi,...

Chợ nổi Ngã Năm nhìn từ trên cao

0
(SGTT) – Cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 60km, chợ nổi Ngã Năm tọa lạc tại thị xã Ngã Năm, được hình...

Lễ cầu mưa trên đỉnh Chư Tao Yang của người Jrai...

0
(SGTT) - Lễ cầu mưa “Yang Pơtao Apui” ở làng Plei Ơi, Gia Lai là nghi lễ của người Jrai, gắn liền với truyền...

Kết nối